Chuyển đến nội dung chính

Video Nổi bật

Nên xây nhà vào thời điểm nào trong năm ?

Việt Nam là nước có khí hậu nhiệt đới nên có mưa nhiều nhưng chung quy ở Việt Nam vẫn thường được nhắc đến hai mùa chính đó là mùa mưa và mùa khô. Nhiều người thì cho rằng xây nhà vào mùa khô tốt hơn và ít tốn chi phí hơn nhưng ngược lại vẫn có nhiều người cho rằng xây nhà vào mùa mưa là tốt hơn. Vậy để cùng nhau tìm hiểu xem xây nhà vào mùa mưa hay mùa khô là tốt hơn thì mời bạn tham khảo bài viết dưới đây để cùng tìm ra câu trả lời cho câu hỏi của chính mình. Có nên xây nhà vào mùa mưa ? Theo như kinh nghiệm của các kĩ sư xây dựng thì việc xây nhà vào mùa nào cũng sẽ có những ưu điểm và nhược điểm riêng của nó. Việc xây nhà vào mùa mưa cũng mang những ưu và nhược điểm nhất định. Dưới đây là những ưu và nhược điểm của việc xây nhà vào mùa mưa. Ưu điểm  Xây dựng vào mùa mùa thì bê tông, gạch, vữa sẽ ít bị giãn nở nên sẽ không xảy ra trường hợp rạn nứt. Việc thi công vào mùa mưa cũng được coi như là thử nhà, vì như thế thì các lỗi thi công như bị thấm, nứt, rò rỉ sẽ dễ được phát hiện hơ

Rui mè là gì? Cách tính rui mè chính xác nhất

 Rui mè hay còn gọi là xà gồ là thành phần quan trọng trong kết cấu của một ngôi nhà gỗ. Chúng làm tăng thêm vẻ đẹp và tạo dựng nên kết cấu của ngôi nhà. Chính vì vậy, bài viết dưới đây, Isora sẽ giúp bạn tìm hiểu rui mè là gì? Cách tính rui mè một cách chính xác nhất.

Rui mè là gì?

Hiểu một cách đơn giản, rui mè là những thanh xà gỗ với độ cứng và độ bền cao, khả năng chịu lực lớn. Rui mè được sử dụng trong các công trình để liên kết các thanh xà gồ lại với nhau giúp tạo ra hệ thống vì kèo lợp mái.

Hầu hết, rui mè trong kết cấu truyền thông với vật liệu gỗ. Tuy nhiên, hiện nay gỗ không thể đáp ứng đầy đủ các yêu cầu cho tất cả các công trình. Do đó, hệ kết cái khung kèo thép mạ nhôm kẽm ra đời đã đáp ứng hiệu quả các loại mái lợp ngói.

Kích thước rui mè thép hiện nay

Đây là bộ phận quan trọng giúp tạo nên khung xương giúp cho việc chịu lực của mái ngói. Do đó, việc lựa chọn và dùng rui mè sao cho phù hợp là điều cực kỳ quan trọng.

Về rui: Kích thướt mỏng, độ dày giao động tầm 10mm, chiều cao dao động 100mm và chiều dài rui được tính theo mái sau và mái trước của công trình.

Về mè: Là những thanh thép mạ hợp kim nhôm kẽm với cường độ cao. Độ dày của mè mỏng, dao động 10mm, bản rộng được đặt ở vị trí song song các thanh hoành. Trên thực tế, vị trí của thanh mè được đặt giấy tại các thanh hoành. Khoảng cách thanh mè nằm thưa hơn so với thanh hoành.

Hướng dẫn chi tiết cách tính rui mè chuẩn xác nhất

Đối với nguyên tắc chia khoảng cách rui mè

Hàng mè đầu tiên (ở phía dưới cùng của mái ngói). Luôn đảm bảo việc lắp đặt sao cho khoảng cách phủ bì giữa thanh mè và tấm diềm mái bên ngoài đạt 32.5 cm.

Hàng mè trên nóc mái: Cần xác định đều rồi gắn 2 hàng mè ở vị trí trên nóc mái sao cho khoảng cách giữa 2 hàng mè đạt 8cm.

Các khoảng còn lại: Đo chiều dài khoảng còn lại từ hàng mè thứ nhất cho tới hàng mè nóc mái. Sau đó, chia đều khoảng cách đó thành các hàng những khoảng bằng nhau dao động từ 31-33cm.

Đối với cách lắp đặt rui mè lợp ngói

Trên thị trường hiện nay, thanh mè đỡ ngói được thiết kế song song với nhau và vuông góc với phương gốc mái ngói. Nếu muốn có rui mè đạt chuẩn, chất lượng tốt, bạn nên dùng mè có kích thướt tối thiểu là 50x25mm. Phần rui trung tâm có kích thước 600x600mm. Khoảng cách mè tiêu chuẩn sẽ dao động trong khoảng 310 đến 343.

Trong quá trình lợp ngói, cần phải đo đạc và sắp xếp các vị trí lắp đặt các rui mè. Phải đảm bảo đặt ở vị trí và khoảng cách hợp lý để tránh các tình trạng rui mè bị nhô ra phần mái hiên.

Xem thêm: Báo giá thi công mái ngói trọn gói

Thông tin liên hệ

Ngói lợp nhà giá rẻ – Sản xuất và thi công, báo giá khung kèo thép nhẹ VnTruss, ngói màu Nhật Bản ISORA.


Địa chỉ: Số 1/4B Đường Linh Đông, P. Linh Đông, Q. Thủ Đức, TP.HCM


Điện thoại: (028) 22 419 419 – 0923222222


Nhà máy số 1: 119 Đường Tam Bình, P. Tam Phú, Q.Thủ Đức, Tp.HCM


Nhà máy số 2: 121 đường DX112 P. Tân An, Tp. Thủ Dầu Một, Bình Dương

Nhận xét

Bài đăng phổ biến